Ghi được dấu chân mình trong lịch sử đã khó, lưu giữ dấu chân đó còn khó gấp ngàn lần. Bởi, hoàn thành sứ mệnh được lịch sử giao phó...
Bạn đang xem: Mùa xuân nhớ về đại tướng lê trọng tấn

Ghi được dấu chân mình trong lịch sử đã khó, lưu giữ dấu chân đó còn khó gấp ngàn lần. Bởi, hoàn thành sứ mệnh được lịch sử giao phó cũng giống như thắp lên ngọn lửa, có thể bùng cháy mạnh mẽ, cuốn phăng mọi thứ cản đường nhưng vẫn chỉ mang tính thời điểm. Việc duy trì và phát triển ngọn lửa đó lại hoàn toàn phụ thuộc vào hậu thế.
Cuối năm 2016, hậu sinh bồi hồi nói chút chuyện tiền nhân để thấy dân tộc mình cũng từng sản sinh ra những con người vô cùng kiệt xuất.
Chiến tranh biên giới 1979 và canh bạc của Đặng Tiểu Bình (p1): Nguyên nhân và sự chuẩn bịBài viết gửi bởi Viet Anh Tran trong mục Science2vnvietanhtran.lasta.com.vn
Lê Đức Thọ - Henry Kissinger: Những cuộc đàm phán bí mật và giải Nobel bị từ chốiBài viết gửi bởi Viet Anh Tran trong mục Science2vnvietanhtran.lasta.com.vn
Hơn ba mươi năm trước, hàng triệu người Việt khóc thương sự ra đi đột ngột của lãnh đạo quân sự ưu tú đã gắn bó cả đời với chiến tranh vệ quốc - Đại tướng Lê Trọng Tấn.
30 năm sau, những ký ức hào hùng dần nhường chỗ cho sự thật phũ phàng, khi Lê Trọng Tấn trong con mắt người trẻ có lẽ chỉ còn là con phố của chính sách biển báo kiểu mẫu đầy tranh cãi.
Ít người biết rằng tướng Tấn đã từng được mệnh danh là vị tướng đánh trận giỏi nhất lịch sử hiện đại Việt Nam, từng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp - Mỹ, trước khi tiếp tục lên đường theo tiếng gọi núi sông trong chiến tranh biên giới Tây Nam khi đã ngoài 70 tuổi.
Ông từng chỉ huy rất nhiều trận đánh lớn, đặc biệt nhất đã có tới 2 lần lãnh đạo đơn vị bắt sống tướng địch. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), ông chỉ đạo Đại đoàn 312 giành được rất nhiều chiến công, đáng kể nhất là thắng trận mở màn tiêu diệt cứ điểm Him Lam và sau đó là bắt sống tướng De Castries. Còn trong chiến dịch giải phóng miền Nam 1975, ông chính là người thành lập và chỉ huy cánh quân phía Đông - những người đầu tiên nổ súng, tiến vào Dinh Độc Lập và nhanh chóng bắt tướng Dương Văn Minh - Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa lúc bấy giờ. Sau này, ngay chính De Castries cũng phải thừa nhận ông ta "tự hào được làm bại tướng dưới tay Lê Trọng Tấn và đại đoàn của ông."

Xem thêm: Những Thực Phẩm Tốt Cho Não Bộ, 10 Thực Phẩm Bổ Não
Đại tướng Lê Trọng Tấn còn được yêu quý và tôn trọng vì là một trong số ít tướng lĩnh thực hiện được phương châm "thắng không tranh công, thua không đổ lỗi". Thời kỳ chiến tranh biên giới, sau một trận đánh không thành công, khi Thủ tướng Phạm Văn Đồng rất tức giận và yêu cầu phải có người nhận trách nhiệm, ông dù không trực tiếp chỉ huy vẫn thẳng thắn phát biểu: “Thưa anh, trách nhiệm thuộc về tôi - Tổng Tham mưu trưởng”. Có lẽ cũng nhờ đức tính này mà tất cả những người đã từng làm việc và tiếp xúc với Đại tướng đều luôn dành cho ông những lời ca ngợi và sự tôn trọng rất lớn.

Đại tướng Lê Trọng Tấn luôn luôn được đánh giá rất cao về năng lực cầm quân và đánh trận. Nói về ông, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đưa ra hai nhận định:
Với toàn quân, đồng chí Lê Trọng Tấn là một người chỉ huy kiên cường lỗi lạc. Với riêng tôi, đồng chí là người bạn chiến đấu thân thiết, là một trong những cán bộ tin cậy nhất để thực hiện những ý đồ chiến lược của Bộ thống soái tối cao
Fidel Castro trong một buổi gặp mặt với các tướng lĩnh Việt Nam, khi bắt tay Đại tướng Lê Trọng Tấn cũng tươi cười và hỏi mọi người:
Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, nguyên Viện trưởng Chiến lược quân sự (Bộ Quốc phòng) cũng nhất trí rằng, "trong 2 cuộc kháng chiến của dân tộc, đại tướng Lê Trọng Tấn được xem là vị tướng đánh trận giỏi nhất" (theo VnExpress) . . .
Bản lĩnh và năng lực của ông thế nào có lẽ thể hiện rõ nét nhất qua những chiến công lịch sử sẽ được đề cập sâu hơn ở phần tiếp theo:
Trong suốt cuộc đời gắn bó với màu áo lính, Đại tướng Lê Trọng Tấn đã đóng góp công sức trong nhiều trận đánh lớn, trong đó có thể kể tới các trận "Biên giới (1950), Hòa Bình (1951), Tây Bắc (1952), Thượng Lào (1953), Điện Biên Phủ (1954), Đường 9 - Nam Lào (1971), Trị Thiên (1972), Đà Nẵng (1975), Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975"...(Theo VnExpress).
Thế nhưng, tài xoay sở và bản lĩnh của ông lại được thể hiện rõ nét nhất trong ba trận chiến lớn gắn liền với ba lần "cãi" chỉ huy - lúc bấy giờ làĐại tướng Võ Nguyên Giáp.

Sự tin tưởng và kiên quyết này của tướng Giáp được đền đáp xứng đáng, một lần nữa, bằng tài xoay xở của Đại tướng Lê Trọng Tấn: dù cãi lại là thế nhưng rốt cuộc ông vẫn cùng Quân đoàn 2 đánh bật 100.000 quân địch, giải phóng Đà Nẵng chỉ trong đúng 3 ngày.
Chưa thể thành công trong hai lần "cãi" đầu tiên nhưng ở lần thứ ba, tướng Tấn đã hoàn toàn thuyết phục được tướng Giáp. Sau Giải phóng Đà Nẵng, ông đề nghị thành lập Cánh quân phía Đông vừa tiến vừa đánh theo đường duyên hải, trái ngược với kế hoạch ban đầu là gấp rút di chuyển qua Tây Nguyên để tấn công vào Sài Gòn. Đề nghị được thông qua, tướng Tấn nhanh chóng chỉ huy Quân đoàn 2 và Quân đoàn 4 lên đường, đi tới đâu giải phóng tới đó. Đến cửa ngõ Sài Gòn, một lần nữa, ông "cãi" và không muốn thực thi theo kế hoạch đã đề ra:
Đề xuất được thông qua nên cuối cùng, mặc dù ở cách xa nội đô hơn các mũi khác, Cánh quân phía Đông do tướng Tấn chỉ huy lại là những chiến sĩ đầu tiên tiến vào Dinh Độc Lập, bắt sống nội các cuối cùng của chính quyền VNCH.
Đại tướng qua đời là một mất mát lớn không chỉ với gia đình và bạn bè ông mà còn với cả đất nước. Nghệ sĩ nhân dân Tào Mạt bàng hoàng viết: